1. Mở bài:
Nêu ý kiến và giới thiệu vấn đề
2. Thân bài:
a. Giải thích và nhận định ý kiến.
_Hạnh phúc là những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
_Quá trình đấu tranh là sử dụng hành động cụ thể để gìn giữ, giành lại những thứ thuộc về mình bị tước đoạt bởi người khác.
b Quá trình đấu tranh của Tấm:
_Hoàn cảnh của Tấm: mồ côi cha, sống chung với dì ghẻ và em gái độc ác. Tấm bị bóc lột sức lao động cũng như bị mẹ con Cám dồn ép về nhiều mặt: cái yếm đỏ, cá bống chết, đi hội, trèo cau...
_Sự đấu tranh đến cùng với cái xấu được thể hiện qua những lần bị mẹ con Cám hãm hại.
+ngã từ cây cau và biến thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi.
+lần biến mình cuối cùng là thành quả thị.
+quả báo xứng đáng cho mẹ con Cám.
_Kết thúc có hậu của câu chuyện chính là kết thúc chính đáng cho những con người tốt đẹp hướng thiện.
3. Kết bài: khẳng định lại ý kiến và vấn đề.
Bài làm
Kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng và mang đến cho mỗi chúng ta bao bài học bổ ích về thế giới, về con người và cuộc sống. Và theo dòng chảy của văn học đã đi vào lòng ta với bao xúc cảm qua hình ảnh những con người dịu hiền. Hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám chính là chân dung cho một con người cổ tích với bao phẩm chất tốt đẹp. Nói về truyện Tấm Cám cũng như về Tấm, có ý kiến cho rằng: Hạnh phúc là quá trình đấu tranh. Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm đã cho ta những suy nghĩ về ý kiến trên.
Hạnh phúc là những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Còn quá trình đấu tranh là sử dụng hành động cụ thể để gìn giữ, giành lại những thứ thuộc về mình bị tước đoạt bởi người khác. Trong Tấm Cám, sự đấu tranh của Tấm là đấu tranh vì lẽ công bằng, vì thứ hạnh phúc vốn dĩ thuộc về mình.
Tấm sinh ra trong hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Cô gái ấy không được hưởng hạnh phúc do thiếu tình mẹ. Việc cha lấy dì ghẻ rồi sau đó cũng mất làm cuộc đời cô Tấm chỉ còn là những đau thương do mẹ con dì ghẻ cùng gây ra. Hình ảnh cô Tấm bị bóc lột sức lao động cho đến việc chiếc yếm đỏ, cá bống chết hay âm mưa thâm độc trộn gạo và thóc không cho Tấm không đi trẩy hội đủ cho thấy những đau thương trong cuộc đời Tấm. Ngỡ tưởng trở thành hoàng hậu thì hạnh phúc từ nay sẽ đến với Tấm nhưng không. Lại một lần nữa, chỉ có đấu tranh mới mang đến hạnh phúc cho cô Tấm thảo hiền.
Lần lượt từng thủ đoạn của mẹ con Cám hiện ra và ngày một thêm thâm độc. Tấm bị dì ghẻ chặt cây sát hại mà không cam chịu chết. Cô hóa chim vàng anh để vào cung vua nhằm báo hiệu sự có mặt của mình trong lời đe dọa con Cám độc ác“Giặt áo chồng tao, thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Sự ác độc của mẹ con Cám chính là việc giết chết một con chim. Tấm hóa cây xoan đào mọc trong chính cung vua, trở thành bóng mát che mát cho người chồng mỗi buổi ban trưa và gây uất hận trong cô Cám xấu xa dẫn đến việc Cám chặt cây. Đến khi trở thành khung cửi, Tấm tuyên chiến với kẻ thù “Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra” và khung cửi bị đốt cháy như một lẽ dĩ nhiên. Từ đống tro tàn của âm mưu, của chết chóc, cô Tấm hóa quả thị thơm ngon để trở lại cuộc đời.
Những lần chết đi sống lại cùng sự hóa thân của Tấm phản ánh sự gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến thiện ác. Cái thiện luôn bị dồn ép đến cùng dù đấu tranh có gay go, căng thẳng đến đâu. Và trong những hình ảnh kí gửi của vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị ta thấy được sự bình dị thân thương trong cuộc sống.
Nếu như những trang đầu tiên của câu chuyện chỉ toàn là hình ảnh Tấm khóc rồi nhận giúp đỡ thì đến đây, không cần Bụt hiện lên, Tấm tự làm chủ cho cuộc chiến đấu của mình dẫu gian truân. Và quả đúng là hạnh phúc chỉ bền chặt, chỉ đến với ta nếu ta biết dũng cảm giành và giữ lấy.
Kết thúc truyện là đỉnh cao nhất của những đấu tranh bằng sự trả thù như một lẽ đương nhiên. Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn chừng nào cái ác còn tồn tại, chừng nào mẹ con Cám còn hiện diện với đủ âm mưu dơ bẩn. Cô lừa Cám để nó sai người đào hố, giội nước sôi và khiến Cám tự tìm đến cái chết.- “ác giả ác báo” phù hợp với suy nghĩ và quan niệm dân gian.
Sự hóa thân nhiều lần rồi trở về với cuộc đời của Tấm là biểu hiện sinh dộng của quan niệm về công bằng xã hội và hạnh phúc. Người lương thiện phải được nhận hanh phúc, còn kẻ ác nhát định bị trừng phạt thích đáng. Hạnh phúc là đấu tranh và nhân vật Tấm- con người cổ tích đã vẹn tròn sứ mệnh để bảo vệ hạnh phúc nhỏ nhoi đến cùng.
Dàn ý:
1. Mở bài
Truyện cổ tích là nơi mà người Việt xưa gửi gắm những ước mơ khát vọng của mình trong cuộc sống.
Một trong rất nhiều ước mơ mà người xưa mong muốn là thiện thắng ác, tốt thắng xấu. Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu cho khát vọng ấy.
Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ nóng bỏng trong cổ tích mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. Nghĩa là không chỉ xưa, mà ngay cả nay, con người chân chính luôn vươn tới khát vọng ấy.
2. Thân bài
a) Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong tác phẩm “Tấm Cám”.
+ Hoàn cảnh của Tấm: Mồ côi mẹ, cha mất sớm, ở mẹ con Cám, bị mẹ con Cám tìm mọi cách hãm hại. 29/8/2017 Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
+ Sự độc ác của mẹ con Cám:
Khi Tấm còn ở chung với mẹ con Cám: Tước đoạt mọi quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần của Tấm.
Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu: Lừa giết Tấm, giết cả những kiếp hóa thân của Tấm.
+ Nhận xét:
Mẹ con Cám là đại diện cho tuyến ác, cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn.
Tấm là đại diện cho cái thiện. Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại. Ban đầu, Tấm nhu nhược, bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt. Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để giành hạnh phúc.
b) Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay:
+ Trong xã hội xưa:
Cái ác thường có thế lực mạnh, bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện.
Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người.
Cái thiện phải tự trưởng thành, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh đó cái thiện có thể phải trải qua nhiều thử thách, nhưng kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái ác luôn bị trừng phạt.
+ Trong xã hội ngày nay:
Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại và cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xãhội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu.
Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.
3. Kết bài
Liên hệ bản thân rút ra bài học:
Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người. 29/8/2017 Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247