1/ Nhưng nó phải bằng hai mày
-Tương phản lời đồn đại với sự thật về tài sử kiện của lí trưởng
-Nghệ thuật chơi chữ : “ Tao biết mày phải ( 1) nhưng nó lại phải (2) bằng hai mày:
+Phải (1) là từ chỉ tính chất (lẽ phải) .
+Phải (2) + từ chỉ số lượng “ bằng hai” -> định lượng cho mức tiền lo lót của Cải và Ngô
-> Bằng nghệ thuật chơi chữ, tác giả dân gian đã đưa chúng ta đi từ tưởng “ phải” là lẽ phải cho tớ giật mình nhận ra hóa ra “ phải” lại là mức tiền. Lời nói của lí trưởng nếu đặt trong một phiên toàn thì hoàn toàn vô lí và không ai có thể hiểu được. Nhưng nếu xét nó trong mối quan hệ của lí trưởng với Cải và Ngô thì ta sẽ hoàn toàn hiểu ra. Hóa ra một nền công lý lại được xây dựng dựa trên những tư lợi về tiền bạc. Sau tiếng cười về sự vô lí ấy, ta nghiệm ra rồi lại thêm giật mình, xót xa, bàng hoàng về cái thực tế ấy.
2/ Tam đại con gà
a. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ
-Giới thiệu nhân vật thầy đồ:
+Học hành dốt nát
+Đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt
-> Mâu thuẫn trái tự nhiên “ xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”
-Tình huống gây cười thứ nhất
+Gặp chữ “ Kê” trong sách “ Tam thiên tự” nhưng không biết là chữ gì
-> Trình độ của anh thầy đồ này kém đến nỗi chữ đơn giản trong sách dành cho trẻ em cũng không thuộc
+Cách xử lí:
• Nói liều “ dủ dỉ là con dù dì”
-> Dốt kiến thức sách vở lẫn thực tế
• Giấu dốt, thận trọng, sĩ diện hão: dặn học trò đọc khẽ -> Sợ người khác biết cái dốt của mình.
• Xin bài âm dương thì được thần đồng ý -> đắc chí bảo học trò đọc to
-> Thầy vừa dốt vừa mê tín
c) Tình huống gây cười thứ hai:
+Bố học trò chất vấn thầy đồ.
+Cách xử lí
• Trước lời chất vấn của bố học trò, thầy có suy nghĩ
“ mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”
-> Tự nhận thức được sự dốt nát của mình và thậm chí còn nhạo bám cả thổ công nhà người ta.
• Sự láu cá, lý sự cùn, tự lật tẩy bản chất dốt nát của thầy đồ
-> Tiếng cười đã bật lên giòn giã hơn
• Câu chống chế cuối cùng: Là lời giải thích vòng vo, phi logic, chỉ là một thứ lí sự cùn, vô nghĩa
-> Thầy đồ càng giấu dốt lại càng tự mình bóc trần bản chất dốt nát của mình
-> Tiếng cười đạt đến cao trào giòn giã.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247