Xác suất bắn trúng đích của một người bắn súng là 0,6. Xác suất để trong ba lần bắn độc lập người đó bắn trúng đích đúng một lần.
D
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức tính xác suất.
Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì P(AB)=P(A).P(B). Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì P(A∪B)=P(A)+P(B). Nếu A và B là hai biến cố đối nhau thì P(A)+P(B)=1.
Giải chi tiết:
Gọi A là biến cố “người bắn súng bắn trúng đích”. Ta có P(A)=0,6
Suy ra là biến cố “người bắn súng không bắn trúng đích”. Ta có P()=1−P(A)=1−0,6=0,4.
Xét phép thử “bắn ba lần độc lập” với biến cố “người đó bắn trúng đích đúng một lần”, ta có các biến cố xung khắc sau:
B: “Bắn trúng đích lần đầu và trượt ở hai lần bắn sau”. Ta có P(B)=0,6.0,4.0,4=0,096.
C: “Bắn trúng đích ở lần bắn thứ hai và trượt ở lần đầu và lần thứ ba”. Ta có
P(C)=0,4.0,6.0,4=0,096.
D: “Bắn trúng đích ở lần bắn thứ ba và trượt ở hai lần đầu”. Ta có:
P(D)=0,4.0,4.0,6=0,096.
Xác suất để người đó bắn trúng đích đúng một lần là:P=P(A)+P(B)+P(C)=0,096+0,096+0,096=0,288.
Chọn D.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247