Câu 1: Hầu hết những công việc ngày nay đều sẽ biến mất trong vòng vài thập kỷ tới. Công nghệ AI ( trí thông minh nhân tạo ) ngày càng làm được nhiều việc và có thể thay thế con người làm không chỉ những công việc đơn giản mà còn ngày càng tinh vi.
Trong khi đó, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện, ví dụ như thiết kế các sản phẩm liên quan đến thế giới thực tế ảo. Tuy nhiên, những nghề như thế có lẽ sẽ đòi hỏi tính sáng tạo và linh hoạt cao mà không phải ai cũng có thể đáp ứng, nhất là những người lớn tuổi.
Vấn đề cốt lõi là phải tạo ra những việc mới mà con người có thể làm tốt hơn thuật toán. Do đó, vào năm 2050, thế giới có thể sẽ xuất hiện một lớp người mới: những kẻ vô tích sự. Họ không chỉ là những người thất nghiệp, mà còn không có khả năng làm việc.
Nếu còn sống và đủ khả năng làm việc đến năm 2050, tức là 33 năm nữa, liệu bạn có trở thành người vô tích sự?
Công nghệ AI khiến cho con người trở thành những kẻ vô dụng nhưng cũng có thể cung cấp cho con người thu nhập cơ bản phổ quát. Vấn đề thực sự sau đó sẽ là làm sao để khiến con người cảm thấy thỏa mãn với điều đó. Con người sẽ phải tham gia vào những hoạt động có mục đích hoặc không họ sẽ phát điên. Những người vô dụng sẽ làm gì cả ngày? Họ có thể chơi game 3D thực tế ảo,....
Trong mọi tình huống, không làm việc không có nghĩa là cuộc sống không còn ý nghĩa, bởi vì ý nghĩa được tạo ra bởi tưởng tượng chứ không phải là công việc. Công việc là điều cần thiết để tạo nên ý nghĩa chỉ theo một số ý thức hệ và lối sống. Những địa chủ ở Anh thế kỷ mười tám, những người Do Thái cực kỳ chính gốc ngày nay và trẻ em ở tất cả các nền văn hoá, thời đại đều đã tìm thấy rất nhiều sự quan tâm và ý nghĩa cuộc sống ngay cả khi không làm việc. Con người vào năm 2050 sẽ có thể chơi những trò sâu hơn và xây dựng thế giới ảo phức tạp hơn.
Nhưng còn sự thật thì sao? Còn thực tế thì sao? Liệu chúng ta có thực sự muốn sống trong một thế giới trong đó hàng tỷ người đang đắm mình trong ảo tưởng, theo đuổi các mục tiêu tưởng tượng và tuân thủ những quy luật tưởng tượng? Vâng, thích hay không, đó là thế giới mà chúng ta đã sống hàng ngàn năm rồi.THeo Trí thức trẻ
Câu 2:
Cuộc sống con người mỗi ngày mỗi tiến triển, mỗi thăng hoa, và luôn có khuynh hướng vươn lên mãi. Sở dĩ con người tiến triển được là nhờ có lao động sáng tạo; vắng bóng lao động, cuộc sống sẽ buồn tẻ, ngưng đọng và mất đi ý nghĩa sống. Có người coi lao động như một thứ hình phạt, do vậy phải tìm mọi cách để được an nhàn; thực ra, lao động là ơn huệ, là quyền lợi, là cách thức thể hiện phẩm giá và sự sáng tạo của con người. Lao động là cách thức chúng ta đi vào hành trình khám phá, định hình, và sáng tạo thế giới mới, sáng tạo chính cuộc đời của mỗi chúng ta.
Em hãy thử tượng tượng xem một thế giới không có lao động là một thế giới bất động, một thế giới chết. Ai trốn tránh lao động, chính là họ trốn tránh sự hiện hữu, bỏ rơi ý nghĩa cuộc sống của mình. Cuộc sống không có lao động cũng chẳng khác gì dòng sông bị chặn đứng trở thành ao tù hôi hám, ứ đọng, không sinh vật nào sống trong đó được và chính dòng sông ấy cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Bản nhạc cuộc đời có thể tấu lên được chăng nếu những nốt nhạc vẫn nằm yên bất động, cung đàn vẫn còn nằm trong quên lãng ? Bạn có trách nhiệm tấu lên khúc nhạc hoành tráng là chính cuộc đời của bạn; mỗi nốt nhạc là một lao tác, một chuỗi lao tác làm nên bản trường ca cuộc đời của bạn.
Vị trí của lao động trong cuộc sống là điều bạn không thể phủ nhận. Qua lao động, bạn khẳng định được vị trí của bạn. Người ta phân cấp xã hội cũng dựa vào vị thế lao động này. Tất cả mọi công việc lao động đều tốt, đều giá trị và cao quý, tất cả đều góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tròn đầy và thú vị hơn. Hẳn rằng cuộc đời ai cũng có mục đích, có khát vọng; lao động sẽ giúp chúng ta đong đầy khung trời khát vọng ấy.
Và chợt khi nào cảm thấy chán nản, thất vọng, buông xuôi, chúng ta hãy mau mắn bắt tay vào một công việc nào đó, công việc sẽ giải thoát chúng ta khỏi tình trạng bế tắc. Có lẽ lúc này bạn vẫn chưa yên tâm, nhiều vấn nạn vẫn còn lảng vảng trong đầu bạn ?
Mik lớp 8 nên ko trả lời dc
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247